Nợ của DNNN không được tính là nợ công

VOV.VN -Chính phủ thống nhất phạm vi nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương.

Tại họp báo Chính phủ chiều 1/3, Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ đã thảo luận về cơ chế, chính sách, cụ thể là các dự án luật như Luật Quản lý nợ công sửa đổi, Luật Thủy sản sửa đổi, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tố cáo. Đồng thời, xem xét một số nội dung như dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Dược, đề nghị của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung về lãi suất cho vay nhà ở xã hội tại Nghị định 100 năm 2015.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng tại họp báo Chính phủ chiều 1/3

Đáng chú ý, trong dự thảo Luật Quản lý nợ công, vấn đề được dư luận quan tâm là phạm vi nợ công. Các thành viên Chính phủ thống nhất phạm vi nợ công gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, không bao gồm nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, nhằm bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thêm, dự thảo Luật đã có quy định các khoản nợ vay lại, nợ được Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước được tính vào nợ công, tức là dần tiếp cận với thông lệ quốc tế. Tinh thần chung là phải sử dụng nợ công hiệu quả hơn, không vượt trần nợ công.

Nhấn mạnh yêu cầu xây dựng, hoàn thiện thể chế, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ ngành, địa phương tập trung rà soát các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật nào không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế-xã hội thì cần phải sửa ngay. Từng thành viên Chính phủ tiếp tục rà soát, kiểm tra xem Chính phủ, các bộ, ngành còn nợ đọng gì về thể chế, cần cải cách gì về cơ chế chính sách, hướng khắc phục ra sao, còn khó khăn vướng mắc gì cần được tháo gỡ, đặc biệt là trong việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và về cải cách thủ tục hành chính./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dư nợ công Việt Nam khoảng 64,73%GDP tính đến cuối năm 2016
Dư nợ công Việt Nam khoảng 64,73%GDP tính đến cuối năm 2016

VOV.VN - Bộ Tài chính ước tính đến cuối năm 2016, dư nợ công khoảng 64,73%GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 53,62%GDP. 

Dư nợ công Việt Nam khoảng 64,73%GDP tính đến cuối năm 2016

Dư nợ công Việt Nam khoảng 64,73%GDP tính đến cuối năm 2016

VOV.VN - Bộ Tài chính ước tính đến cuối năm 2016, dư nợ công khoảng 64,73%GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 53,62%GDP. 

Nợ công của Hy Lạp lên tới hơn 326 tỷ euro
Nợ công của Hy Lạp lên tới hơn 326 tỷ euro

VOV.VN - Nợ công của Hy Lạp tăng 5 tỷ euro trong năm 2016 và hiện ở mức 326,358 tỷ euro (tương đương 352 tỷ USD).

Nợ công của Hy Lạp lên tới hơn 326 tỷ euro

Nợ công của Hy Lạp lên tới hơn 326 tỷ euro

VOV.VN - Nợ công của Hy Lạp tăng 5 tỷ euro trong năm 2016 và hiện ở mức 326,358 tỷ euro (tương đương 352 tỷ USD).

Hà Nội: Đề xuất “đục trần” vay nợ công cho dự án đường sắt đô thị
Hà Nội: Đề xuất “đục trần” vay nợ công cho dự án đường sắt đô thị

VOV.VN - Hà Nội cần đề nghị Quốc hội xem xét coi dự án đầu tư đường sắt đô thị này cơ chế đặc biệt sử dụng vốn ODA và không tính toán trần nợ công.

Hà Nội: Đề xuất “đục trần” vay nợ công cho dự án đường sắt đô thị

Hà Nội: Đề xuất “đục trần” vay nợ công cho dự án đường sắt đô thị

VOV.VN - Hà Nội cần đề nghị Quốc hội xem xét coi dự án đầu tư đường sắt đô thị này cơ chế đặc biệt sử dụng vốn ODA và không tính toán trần nợ công.

Bội chi và nợ công cao – “cái gai” trên đường Việt Nam tăng trưởng
Bội chi và nợ công cao – “cái gai” trên đường Việt Nam tăng trưởng

VOV.VN -Nhiều chuyên gia cảnh báo bội chi ngân sách lớn và nợ công tăng cao vẫn như “cái gai” cản đường tăng trưởng của Việt Nam.

Bội chi và nợ công cao – “cái gai” trên đường Việt Nam tăng trưởng

Bội chi và nợ công cao – “cái gai” trên đường Việt Nam tăng trưởng

VOV.VN -Nhiều chuyên gia cảnh báo bội chi ngân sách lớn và nợ công tăng cao vẫn như “cái gai” cản đường tăng trưởng của Việt Nam.

Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công
Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công

VOV.VN - Nợ do Chính phủ bảo lãnh tiềm ẩn nguy cơ với nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ và là một trong những áp lực lên nợ công.

Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công

Siết chặt bảo lãnh nợ cho doanh nghiệp, giảm áp lực nợ công

VOV.VN - Nợ do Chính phủ bảo lãnh tiềm ẩn nguy cơ với nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ và là một trong những áp lực lên nợ công.